Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Bộ GTVT: Đường xấu càng phải đóng phí

Bộ GTVT: Đường xấu càng phải đóng phí

Thứ Sáu, 14/12/2012
(Tin tuc) - "Nói đường chưa tốt không nên thu phí là không nên. Chúng ta thu phí là để đầu tư đường tốt hơn. Đường chưa tốt chúng ta càng phải có trách nhiệm đóng góp một phần phí để có đường tốt hơn, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước"... - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1829/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương. Là Phó Chủ tịch Hội đồng, xin ông cho biết Quỹ sẽ hoạt động và được quản lý như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Như chúng ta đã biết, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18 thực hiện việc thu phí để bảo trì đường bộ trên cơ sở Luật Đường bộ 2008 đã được Quốc hội thông qua.
Chính vì vậy trên cơ sở Nghị định này Bộ GTVT đã phối hợp cùng Bộ Tài Chính để soạn thảo và banh hành Thông tư 197 thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ.
Mục đích của việc thu phí bảo trì đường bộ là để tăng cường công tác duy tu, sửa chữa hệ thống đường bộ của Trung ương và địa phương.
Hiện nay, việc thu phí đối với đầu phương tiện, đối với ô tô sẽ được thu qua các trạm đăng kiểm trên địa bàn cả nước; phù hợp với các kỳ đăng kiểm của từng loại ô tô đó.
Nguồn thu từ quỹ Trung ương được trích thêm 35% cho các quỹ ở địa phương để bổ sung thêm vào cho quỹ địa phương.
Bộ GTVT: Đường xấu càng phải đóng phí, Tin tức trong ngày, phi su dung duong bo, phi bao tri duong bo, phi bao tri, phi duong bo, phi cau duong, phi luu hanh xe, phi han che xe, bo truong gtvt, bo truong thang, dinh la thang, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn
36,5 triệu ô tô, xe máy sẽ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2013 (Ảnh minh họa)
Với số tiền thu phí không nhỏ, việc kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện như thế nào để tránh thất thoát phí mà nhân dân đóng góp, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Như tôi đã nói, quỹ này được hình thành trên cơ sở nguồn đóng góp của nhân dân, nhưng thực chất được quản lý như một nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
Chính vì vậy, Hội đồng quỹ Trung ương thay mặt hai Bộ GTVT và Tài chính sẽ tiến hành phân bổ nguồn vốn này cho các đơn vị có trách nhiệm quản lý, duy tu đường bộ.
Ví dụ như đối với nguồn quỹ ở địa phương thì phân bổ cho các Sở GTVT các tỉnh. Còn nguồn của Trung ương được phân cho Tổng Cục đường bộ VN tiến hành hàng năm lập kế hoạch cho công tác duy tư sửa chữa trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt sau đó mới được triển khai.
Đồng thời, định kỳ hàng quý và hàng năm UBND các tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ GTVT tiến hành quyết toán nguồn vốn này để đảm bảo việc sử dụng đồng vốn này một cách có hiệu quả và đúng mục đích.

Việc thu phí cũng được giao cho các cấp địa phương như phường, xã quản lý, người dân sợ rằng chính điều này sẽ làm nảy sinh nhiều tiêu cực và làm mất mát đồng phí mà họ đã bỏ ra đóng góp. Hội đồng quản lý quỹ đã có những dự liệu này chưa và có những phương án nào để khắc phục để người dân yên tâm đóng phí?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Về vấn đề này, thông tư 197 đã giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố trên cơ sở UBND các phường, xã để tiến hành thu các hộ dân.
Sở GTVT cũng như Sở Tài chính của địa phương sẽ có trách nhiệm phân bổ cũng như quyết toán nguồn vốn đó.
Cá nhân ông có tin tưởng rằng việc đóng phí đầy đủ thì chất lượng đường sẽ tốt hơn hiện nay?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trên thực tế, nguồn thu này vào quỹ bảo trì đường bộ đạt được 60 - 70% yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, sau nguồn vốn này việc nâng cấp các hệ thống đường tỉnh lộ, quốc lộ sẽ được nâng lên một bước. Trước mắt, cũng sẽ cải thiện một phần đáng kể việc đi lại của người dân.
Nhưng để đạt được mong muốn hệ thống đường sá tốt thì ngoài nguồn vốn phí sử dụng đường bộ còn cần những nguồn vốn khác để đầu tư: như nguồn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm dành cho đường bộ từ ngân sách Nhà nước và các nguồn đầu tư khác.
Bộ GTVT: Đường xấu càng phải đóng phí, Tin tức trong ngày, phi su dung duong bo, phi bao tri duong bo, phi bao tri, phi duong bo, phi cau duong, phi luu hanh xe, phi han che xe, bo truong gtvt, bo truong thang, dinh la thang, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn
Nộp phí bảo trì, liệu người dân có được đi trên đường to, không tắc? (Ảnh minh họa)
Thời gian qua, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng đóng rất nhiều loại phí nhưng đường xá chắp vá, các công trình giao thông xuống cấp, chất lượng như vậy đâu có xứng đáng với đồng phí người dân bỏ ra. Ông nghĩ sao về điều này?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Thực ra đó là hai vấn đề khác nhau. Việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà hiện nay Bộ GTVT là cơ quan được giao nhiệm vụ này.
Bộ cũng đang làm hết sức mình để sử dụng đồng vốn có hiệu quả thông qua việc nâng cao chất lượng các dự án công trình giao thông, tránh giảm thiểu thất thoát cũng như lãng phí trong đầu tư cơ bản.
Tuy nhiên, ở một vài dự án vẫn xảy ra hiện tượng chất lượng không đảm bảo, cái đó cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó Bộ GTVT cũng nhận trách nhiệm về những thiếu sót của mình.
Nhưng Bộ GTVT cũng rất mong muốn các cấp, ngành cũng như người dân kịp thời phát hiện những sai phạm đó để thông báo cho ngành GTVT, từ đó ngành có điều kiện quản lý tốt hơn các dự án.
Vừa qua, một số dự án qua phản ánh của người dân và báo chí có hiện tượng bong tróc, sụt lún mặt đường Bộ GTVT đã kịp thời tìm ra những nguyên nhân để từ đó giải quyết kịp thời cũng như xử lý những cá nhân và đơn vị có liên quan.
Tuy nhiên, một số đoạn đường bị lún, sụt đều nằm trong dự kiến ban đầu của chủ đầu tư do những đoạn đường đó đang trong quá trình theo dõi lún. Nhưng để kịp thời khai thác toàn bộ tuyến đường trước mắt vẫn đưa vào sử dụng và sau khi theo dõi hết lún sẽ tiến hành xây dựng lại theo đúng thiết kế.
Có ý kiến cho rằng, đường chưa tốt, kém chất lượng thì không nên thu phí. Quan điểm của ông thế nào về điều đó?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Nói đường chưa tốt không nên thu phí là không nên. Chúng ta thu phí là để đầu tư đường tốt hơn. Đường chưa tốt chúng ta càng phải có trách nhiệm đóng góp một phần phí để có đường tốt hơn, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Giả sử nếu người dân lưu thông trên những tuyến đường có hiện tượng sụt lún, nhiều ổ gà hoặc kém chất lượng điều, khiển phương tiện theo đúng quy định giao thông nhưng chẳng may xảy ra tai nạn, gây thương vong. Vậy khi đó Hội đồng Quản lý quỹ sẽ xử lý như thế nào, khi ấy người dân có được bồi thường?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Phí bảo trì đường bộ là đóng góp của người dân nhằm để nâng cấp các tuyến đường. Còn các việc phát sinh lún sụt, ổ gà ngành quản lý đường bộ phải tiến hành kịp thời để sửa chữa những hư hỏng đó để không xảy ra mất an toàn vì những nguyên nhân trên.
Bộ GTVT tin tưởng rằng với trách nhiệm và nguồn vốn bổ sung chúng ta sẽ có được những tuyến đường tốt hơn và giảm thiểu được tai nạn giao thông xảy ra.
Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!