Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Thu phí lưu hành xe: Bộ GTVT lạc hướng

Ông Hoàng Đức Hậu - Hội Cầu đường VN - cho rằng một điều dễ nhận thấy là ngành GTVT vẫn loay hoay vô ích với các giải pháp bên lề mà bỏ quên nguyên nhân chính dẫn đến sự bế tắc giao thông.
Thu phí lưu hành xe: Bộ GTVT lạc hướng, Tin tức trong ngày, phi luu hanh xe, xe may, phuong tien ca nhan, phi luu hanh phuong tien, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Phương tiện giao thông công cộng rệu rã và bất tiện, người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài xe cá nhân - Ảnh: Đ.N.Thạch
Đẩy cái khó cho dân
Sẽ ồ ạt đăng ký xe máy ngoại tỉnh
Các chuyên gia về giao thông cho rằng đề xuất thu phí lưu hành xe gắn máy tại 5 TP lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) có nguy cơ làm phức tạp tình hình quản lý phương tiện giao thông, bởi người dân sẽ “né” đóng phí bằng cách đăng ký biển số ở các địa phương không có thu phí. Tình trạng này từng xảy ra vào năm 2003 khi TP.HCM tạm ngừng đăng ký xe gắn máy với người dân ở một số quận nội thành nhằm hạn chế số lượng xe gắn máy.
TS Võ Kim Cương - Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý đô thị TP.HCM - cho rằng đề xuất của Bộ GTVT lại đi vào “lối mòn” xưa nay là quản không được thì tìm cách thu phí hoặc cấm đoán. Có thể thấy, với giải pháp này, Bộ GTVT đã “chọn việc nhẹ nhàng” và đẩy cái khó về phía người dân.
Bởi, chưa cần biết việc thu phí có thể giải quyết kẹt xe và hạn chế xe cá nhân hay không, thì trước mắt, cơ quan chức năng cũng thu được một số tiền lớn. Còn người dân bị đặt vào thế đương nhiên mất tiền nhưng lại không thể chắc chắn những đồng tiền mình bỏ ra đem lại đúng hiệu quả giải quyết ùn tắc giao thông.
Nếu đề xuất được thông qua, “đùng một cái”, hàng triệu người sở hữu xe cá nhân vốn đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế, phí nay lại phải gánh thêm những khoản phí nặng nề.
Đặc biệt với người nghèo, dành dụm mua được chiếc xe máy vài ba triệu đồng để mưu sinh thì khoản phí 500.000 đồng/năm là không nhỏ.
Nhất là khi sắp tới họ còn phải gánh thêm các khoản phí bảo trì đường bộ, phí bảo vệ môi trường trong xăng dầu… Theo TS Cương, không thể cứ lấy mục tiêu giảm ùn tắc giao thông để liên tục chất thêm gánh nặng tài chính lên vai người dân, khi mà trách nhiệm giải quyết kẹt xe là của cơ quan chức năng.
Luật sư Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM - cũng cho rằng việc đánh phí không thể giải quyết căn bản thực trạng kẹt xe, nhất là khi đề xuất của Bộ GTVT vẫn chưa xác định rõ mục tiêu của việc thu phí xe cá nhân.
Thực sự ngành giao thông phải xác định đưa ra chủ trương thu phí là muốn giảm bao nhiêu phần trăm xe cá nhân. Trước đó cũng phải nghiên cứu xem giảm xe cá nhân đến mức độ nào thì có thể bớt kẹt xe. Nếu đã xác định được mục tiêu rồi thì mới có thể đưa ra mức phí phù hợp.
Thế nhưng, mức phí lại được Bộ GTVT đưa ra không dựa trên một cơ sở khoa học nào, khiến người dân không khỏi bất bình vì kiểu đề xuất thu tiền một cách “khơi khơi”.
Xe máy là “đôi chân” nối dài của người dân TP.HCM. Nếu chúng ta “cưa” đôi chân này thì người dân đi bằng phương tiện gì?
Luật sư Thái Văn Chung - TTK Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM
Bất công hơn nữa là đề xuất hạn chế xe cá nhân được đưa ra khi mạng lưới giao thông công cộng rất yếu kém. Ở TP.HCM có 3.800 km đường, nhưng hệ thống xe buýt hiện chỉ đi qua khoảng 1.000 km.
Muốn lưu thông trên 2.800 km đường còn lại, người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng xe cá nhân, chủ yếu là xe máy.
Chưa kể, với mạng lưới xe buýt còn nhiều bất tiện như hiện nay, người dân thường phải chi trả thêm nhiều khoản phí trung chuyển để tiếp cận với xe buýt. Chẳng hạn, hành khách thường phải bắt ít nhất 2 tuyến xe buýt để đến nơi cần đến, để đi từ nhà ra trạm xe buýt mất thêm tiền xe ôm hoặc taxi. Chưa kể còn phát sinh hàng loạt chi phí vô hình do xe buýt hiện nay thường xuyên chậm trễ.
“Cần nhìn nhận, xe máy là “đôi chân” nối dài của người dân TP.HCM. Nếu chúng ta “cưa” đôi chân này thì người dân đi bằng phương tiện gì? Tìm cách áp đặt một cách duy ý chí các giải pháp hạn chế xe cá nhân trong điều kiện chưa có phương tiện công cộng để thay thế sẽ hạn chế quyền đi lại của người dân vốn được bảo vệ bởi Hiến pháp và các quy định pháp luật”, ông Chung phân tích.
Không thể “gọt chân cho vừa giày”
Theo TS Võ Kim Cương, về nguyên tắc, giao thông bao giờ cũng là lĩnh vực đi trước, là tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn, ở các nước, trước khi xây dựng các hạ tầng như khu đô thị, sân bay, cao ốc…, bao giờ người ta cũng tính đến việc đảm bảo hạ tầng giao thông.
Điều này đòi hỏi các nhà quản lý giao thông phải có tầm nhìn xa đến hàng chục năm. Thế nhưng, thực tế hiện nay là thay vì đi trước, ngành giao thông đang ì ạch chạy theo các ngành khác và tụt lại khá xa so với nhu cầu lưu thông của người dân.
Do đó, việc ngành giao thông cứ khăng khăng đòi hạn chế xe cá nhân để phù hợp với hạ tầng giao thông hiện hữu chẳng khác nào làm chuyện ngược đời là “gọt chân cho vừa giày”.
Ông Hoàng Đức Hậu - Hội Cầu đường VN - cho rằng một điều dễ nhận thấy là ngành GTVT vẫn loay hoay vô ích với các giải pháp bên lề mà bỏ quên nguyên nhân chính dẫn đến sự bế tắc giao thông.
Đó là quy hoạch thiếu khoa học, tận dụng tối đa mật độ xây dựng vì lợi ích trước mắt, chưa tổ chức di dời các trường học, bệnh viện ra khỏi trung tâm TP, ì ạch trong việc xây dựng các dự án hạ tầng và mạng lưới phương tiện công cộng quá èo uột.
“Giải quyết vấn đề giao thông cần một chiến lược, quy hoạch lâu dài, chứ không thể giải quyết từng khu vực riêng, cũng không thể giải quyết đối với một phương tiện riêng lẻ. Khi đảm bảo một hệ thống hạ tầng tương đối và mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả, người dân sẽ tự nguyện từ bỏ xe cá nhân mà không cần đến các giải pháp cấm đoán.
Nhiệm vụ của ngành giao thông là thực hiện thật tốt các giải pháp căn cơ như mở đường, xây đường trên cao, xây dựng các khu đô thị vệ tinh, phát triển xe buýt và xe công cộng có sức chở lớn... thay vì cứ chăm chăm vào mỗi một giải pháp thu tiền của dân” - ông Hậu nói.
sưu tầm

Thu phí xe máy 1 triệu đồng/năm?

Tại văn bản trên, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị với Chính phủ đổi tên phí lưu hành phương tiện cá nhân thành phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và giữ nguyên tên đối với phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Lý giải cho việc đổi tên này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng giải thích trong Tờ trình  rằng: “Việc đổi tên gọi như vậy là để cho sát với mục tiêu và nội dung của phí như góp ý của Bộ Tài chính”.

Khác với bản đề xuất đã trình Thủ tướng Chính phủ trước đó, trong bản đề xuất mới này, Bộ Giao thông vận tải cũng kiến nghị Chính phủ không thu phí hạn chế phương tiện cá nhân với các xe công của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, xe quân đội, xe công an, xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài…
Thu phí xe máy 1 triệu đồng/năm?, Tin tức trong ngày, phi luu hanh xe, bo gtvt, thu phi luu hanh, thu phi luu hanh phuong tien, phi giao thong, han che xe ca nhan, un tac giao thong, giao thong do thi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Chính phủ tăng thêm 5% phí lưu hành phương tiện cá nhân
Với Tờ trình mới, Bộ GTVT đề nghị giữ nguyên các mức thu đối với xe ô tô dưới 9 chỗ và xe mô tô như tờ trình trước đây nhưng giảm mức phí so với năm liền kề trước đó từ 10% xuống còn 5%/năm.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đề xuất áp dụng mức thu phí đối với xe ô tô từ 20 triệu/năm đến 50 triệu đồng/năm. Trong đó, mức phí 20 triệu đồng/năm áp dụng đối với ô tô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm3; ô tô có dung tích xi lanh từ trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 áp thu 30 triệu đồng/năm và 50 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

Mức thu đối với mô tô, xe máy từ 500.000 đồng/năm đến 1 triệu đồng/năm. Trong đó, 500.000 đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Về hình thức thu, với ôtô đăng ký trong nước, đơn vị đầu ngành giao thông vận tải đề xuất giao các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi tiến hành kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đối với ôtô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, giao các trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.

Với mô tô, xe máy, Bộ GTVT đề nghị giao cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, đơn vị này cũng đề xuất lùi thời gian thực hiện thu phí đối với môtô, xe máy ít nhất là 6 tháng kể từ khi thu phí ôtô.

Cuối tháng 12/2011, cho rằng sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm tại các thành phố trên.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định cho phép Bộ Giao thông vận tải từ 1/6/2012 được phép thu Quỹ Bảo trì đường bộ với ô tô, xe máy để lấy quỹ tu sửa, mở mang đường sá trên địa bàn cả nước.

Trước 2 loại phí này, chủ sử dụng phương tiện ô tô, xe máy đã phải gánh tới 7 loại phí và thuế khác nhau. Thêm Quỹ Bảo trì đường bộ và phí hạn chế phương tiện cá nhân này, mỗi chủ phương tiện sử dụng ô tô, xe máy sẽ phải gánh tới 9 loại phí khác nhau, trong đó có một số loại phí trùng nhau.
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến ngày 31/10/2011, số lượng ôtô chịu sự tác động của chính sách thu phí phương tiện cá nhân là 612.691 xe (tương ứng với 612.691 chủ phương tiện, chiếm 0,77% dân số cả nước). Các xe này phần lớn được sử dụng cho mục đích cá nhân (tuy có một số ôtô tham gia hoạt động vận tải là taxi, nhưng tỉ trọng khối lượng vận chuyển không lớn). Do vậy, về cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, giá thành hoạt động sản xuất kinh doanh.
sưu tầm: bien quang cao , den led

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

http://ping.fm/wbI81
http://ping.fm/TynnI?frame=service
http://ping.fm/li0Pa?frame=contact
http://ping.fm/zATuJ?frame=product_detail&id=10
http://ping.fm/Si2aE?frame=product_detail&id=16
http://ping.fm/Meknb?frame=product_detail&id=14
http://ping.fm/wJc5I?frame=product_detail&id=17
http://ping.fm/4P6h2?frame=product_detail&id=15
http://ping.fm/Ftbw8?frame=product_detail&id=11
http://ping.fm/bWzUg?frame=product_detail&id=12
http://ping.fm/9Dp2E?frame=product_detail&id=13
http://ping.fm/TEI4S?frame=news_detail&id=331
http://ping.fm/KrsMn?frame=news_detail&id=336
http://ping.fm/0G2XO?frame=news_detail&id=335
http://ping.fm/Vt8WP?frame=news_detail&id=334
http://ping.fm/6XBwI?frame=news_detail&id=333
http://ping.fm/IvcYn?frame=news_detail&id=313
http://ping.fm/HISgD?frame=news_detail&id=314
http://ping.fm/AQUTt?frame=news_detail&id=317
http://ping.fm/8JZ1x?frame=news_detail&id=318
http://ping.fm/EMQCz?frame=news_detail&id=325
http://ping.fm/VxhYl?frame=news_detail&id=326
http://ping.fm/uvUcB?frame=news_detail&id=327
http://ping.fm/nDh8m?frame=news_detail&id=328
http://ping.fm/A6WqY?frame=news_detail&id=329
http://ping.fm/kVA1o?frame=news_detail&id=330
http://ping.fm/0nNdc?frame=news_detail&id=332
http://ping.fm/zZzGN?frame=product_detail&id=16/
http://ping.fm/cqFQ2
http://ping.fm/x3wrF
http://ping.fm/UXnQr
http://ping.fm/P2Eet
http://ping.fm/w3cjv
http://ping.fm/627CI
http://hutbephot.net.vn
http://ping.fm/gdhCV

Thu phí lưu hành với xe máy là rất vô lý

“Thu phí lưu hành với xe máy là rất vô lý”
(Dân trí) - Việc Bộ GTVT đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm được cho là 1 giải pháp chống ùn tắc. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, việc áp dụng thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là bất hợp lý.
 >> Đề xuất thu phí ô tô, mô tô vào thành phố trong giờ cao điểm

Xung quanh đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với các nhà chuyên môn trong ngành giao thông về tính khả thi và những hạn chế.
 
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - người đã có nhiều năm nghiên cứu về giao thông công cộng (bảo vệ luận án tại Tiệp Khắc): “Một giải pháp thật là... kỳ lạ”
Ông nhìn nhận như thế nào về đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm mà Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ?

Trong bối cảnh giao thông Hà Nội và TPHCM đang rối như tơ vò, ùn tắc liên miên, thì việc tìm ra các giải pháp là rất cần thiết. Đề xuất của Bộ GTVT có 2 loại phí là phí lưu hành đối với các phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm.
Phí đối với ô tô đi vào trung tâm là cần thiết nhưng phải đúng đối tượng. Còn Bộ GTVT dự kiến áp dụng mức thu đối với xe máy là từ 500.000 - 1.000.000 đồng/năm thì tôi thấy bất cập.
 
Nhiều người không đồng tình về việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT trình Chính phủ
Bất cập ở đây là gì thưa ông?
Thu phí lưu hành đối với phương tiện cá nhân, đặc biệt là với xe máy là rất vô lý. Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới áp dụng thu phí lưu hành như đề xuất của Bộ GTVT.
Việc thu phí lưu hành ở đây đã đánh vào gánh nặng đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo khi không có ý nghĩa gì cả, cũng không nhằm mục tiêu nào cả. Bởi vì, mục tiêu chống ùn tắc thì thu phí trước bạ và phí trước bạ cũng đã tăng lên bao lần rồi, giờ lại thu thêm phí lưu hành là làm khó cho người dân.
Ông có ý kiến gì về việc lựa chọn giải pháp này?
Tôi đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giao thông công cộng, vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị nhưng chưa từng biết đến loại phí nào gọi là phí lưu hành. Tôi nghi ngờ có thể đây là một cách mà người ta gọi khác đi cho loại phí bảo trì đường bộ. Không hiểu cá nhân hay đơn vị nào đã tham mưu cho Bộ trưởng một giải pháp thật là... kỳ lạ.
Việc thu loại phí này giống như dùng biện pháp hành chính để “siết quân luật”, điều này không khác gì việc đánh vào kinh tế để cấm người dân lưu thông bằng phương tiện cá nhân. Ngoài ra, mức phí từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm cũng là sự “đánh đồng” các phương tiện một cách vô lý, không đúng đối tượng.
 
PGS, TS Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, trường Đại học GTVT: “Thu phí lưu hành, đời sống người dân sẽ khó khăn hơn”
Xét về mặt tổng thể thì xe máy là phương tiện chiếm số đông, trong bối cảnh giao thông rối ren tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM thì xe máy cũng “góp phần” gây ùn tắc. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

Xe máy không phải là thủ phạm gây ùn tắc giao thông, xe máy chỉ không đi được khi có ô tô chặn phía trước.
Ngân hàng Thế giới từng nói rằng, giao thông của Việt Nam tốt hơn một số nước đang phát triển là bởi người dân Việt Nam sử dụng phương tiện chủ yếu là xe máy.
Trong khi phương tiện công cộng chưa đủ năng lực và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân thì khoảng 5-10 năm nữa xe máy vẫn là phương tiện chủ yếu, bởi vậy tôi nghĩ vẫn nên khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng xe máy.
Trở lại vấn đề thu phí lưu hành phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đang trình Thủ tướng Chính phủ, ông có ý kiến gì về việc thu loại phí này?

Trong khi giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM đông đúc như hiện nay thì theo tôi thu phí hay không thu phí nhưng giảm được lưu lượng phương tiện là việc trước sau cũng phải làm.
Nếu là bắt buộc thì sẽ thu được đối với những người có hộ khẩu và làm việc thường xuyên ở trong nội thành các thành phố lớn, tuy nhiên việc thu loại phí này đồng nghĩa với chi phí đời sống sẽ cao hơn, người dân sẽ khó khăn hơn.
Về cách thu và kiểm soát thu khi lưu lượng phương tiện quá lớn như hiện nay mà không làm ảnh hưởng đến giao thông thì phải xem xét đến mức độ phức tạp và sự tốn kém của nó. Tức là lượng càng đông thì cách chống thất thu càng phải chú ý và mức độ phức tạp càng lớn.
Nhưng nhiều ý kiến quan tâm đến mức thu từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng thì quá lớn đối với người thu nhập thấp, người nghèo. Ông nghĩ sao về điều này?
Nếu thu để giảm phương tiện thì đã tham gia giao thông là phải thu, không phân biệt ô tô hay xe máy, quan trọng nhất là mục tiêu thu để làm gì. Cùng với đó, việc quy định đâu là trung tâm, vị trí và cơ sở nào để quy định mức thu là điều phải tính đến.
Tuy nhiên, tất cả đều phải thực hiện theo lộ trình và thí điểm chứ không nên triển khai ồ ạt, nếu thấy khả thi thì mới nên nhân rộng, trường hợp không khả quan thì phải chiều theo phản ứng của người dân và định hướng cho những phản ứng đó có lợi cho giao thông.
Ngoài ra, cần phải cân nhắc tới những đối tượng sử dụng phương tiện bị thu phí để có những hỗ trợ, ưu tiên hoặc cân nhắc mức thu cho phù hợp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Quỳnh Anh (thực hiện)

Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son

"Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son"

Thưa ông, mục đích của phí bảo trì đường bộ là hướng tới việc toàn dân, đặc biệt là các chủ phương tiện, tham gia cùng Nhà nước nâng cấp, sửa chữa đường?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Điều này đúng. Các nước khác hiện cũng đang áp dụng. Nhà nước phải phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu của người dân, thông qua nguồn thu nhập của quốc gia để đầu tư, phát triển. Điều này, có tính chất công ích nhiều.

Tuy nhiên, cũng giống như ngành nước hoặc y tế, Nhà nước chỉ có thể cung cấp ở mức độ hạn chế chứ không thể đầu tư tất cả. Nước ta không giàu, các nước đang phát triển cũng không phải giàu, nên phải có sự đóng góp của người dân, cộng đồng.
"Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son", Tin tức trong ngày, phi bao tri duong bo, bao tri duong bo, bao duong duong, phi o to xe may, thoi son, thu truong bo gtvt, phi luu hanh phuong tien, phi dang ky xe, phi duong bo, phi cau duong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
Cũng như khi dùng nước, chúng ta phải trả phí và ở đây, đường đã được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng do ngân sách hạn hẹp, không có nhiều tiền để làm công tác duy tu, bảo dưỡng, nên phải thu phí để tạo ngân sách cho công tác bảo trì đường bộ. Dần dần, đường sẽ tốt lên, phục vụ việc đi lại thuận lợi hơn, chi phí vận tải nói chung có thể giảm đi.

Và ý thức của người dân, sau khi đóng góp, chắc chắn họ sẽ quan tâm đến đường có tốt hơn không. Ở đây có quan hệ hai chiều: Nhà nước có tiền giao cơ quan thực hiện và người dân được hưởng.

Người dân cho rằng, mức phí được đề nghị quá cao?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đây là mức phí đã so sánh với các nước trong khu vực, kể cả những nước có thu nhập bình quân đầu người GDP tương đồng Việt Nam. Theo đánh giá của chúng tôi, không phải cao.

Nếu bạn mua một thỏi son để làm đẹp, phải mấy trăm nghìn, nhưng bạn đóng phí bảo trì đường bộ cho một chiếc xe máy, chỉ phải mất 100 nghìn thôi. Thế thì làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí cho bảo trì đường bộ.
"Phí bảo trì đường rẻ hơn tiền mua thỏi son", Tin tức trong ngày, phi bao tri duong bo, bao tri duong bo, bao duong duong, phi o to xe may, thoi son, thu truong bo gtvt, phi luu hanh phuong tien, phi dang ky xe, phi duong bo, phi cau duong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Một số trạm thu phí sẽ dừng hoạt động khi Nghị định về thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực
Khi quyết định thu phí bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, các trạm thu phí trên quốc lộ và tỉnh lộ có còn hoạt động nữa không?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Theo đề án nghiên cứu đã trình các cơ quan liên quan và sau đó trình Chính phủ, quy định đối với các trạm thu phí nộp vào ngân sách nhà nước, sẽ bỏ các trạm đó. Với những trạm đang chuyển nhượng quyền thu phí trong thời gian ba, năm năm thì hết thời gian đó cũng sẽ dừng hoạt động.

Với các trạm thu phí hoạt động dưới hình thức Nhà nước huy động vốn để xây dựng và khai thác theo phương thức như BOT thì vẫn tiếp tục duy trì vì đó là kênh thu hút vốn.

Bộ giao thông vận tải chuẩn bị gì khi ngày 1/6 tới phí này sẽ chính thức có hiệu lực?


Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Nghị định đã được Chính phủ ban hành. Dưới nghị định đã có những dự thảo, thông tư quy định về mức phí, về tổ chức thu phí như thế nào, về việc quản lý, sử dụng tiền thu phí đó, điều lệ của hội đồng quản lý qũy.

Những vấn đề này sẽ được trình lên trên trong thời gian rất sớm để kịp mùng 1 - 6 có hiệu lực thi hành.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các văn bản pháp luật, sẽ triển khai ở các cơ quan thu phí, ví dụ như đơn vị đăng kiểm.... Khi đã có văn bản của Nhà nước, rất mong người dân ủng hộ và thực hiện.

'Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe'

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, cần sớm thu phí hạn chế xe cá nhân, bởi với tốc độ đăng ký hiện nay chỉ 3 năm nữa, Hà Nội và TP HCM không còn chỗ để xe.
>Kiến nghị tăng phí lưu hành xe cá nhân 5% mỗi năm

- Ông đánh giá thế nào về đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông?
- Vừa qua Bộ Giao thông đề xuất đổi tên phí lưu hành thành phí hạn chế phương tiện cá nhân để đánh đúng vào đối tượng cần hạn chế. Hiện nay, cả nước có 37 triệu xe cơ giới, trong đó có 2 triệu ôtô và 35 triệu xe máy, nếu xét về xe máy Việt Nam có số lượng nhiều nhất thế giới.
Chúng ta phải có lộ trình giảm và cấm xe máy trong 10-20 năm nữa, người dân cũng phải chia sẻ các biện pháp với nhà nước. Song song với hạn chế xe, Chính phủ sẽ xây dựng đồng bộ hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông công cộng để tạo thuận tiện cho người dân.
Ông Hiệp
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: "Chắc chắn sẽ thu phí hạn chế phương tiện". Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Nếu đề xuất trên được tiến hành, theo ông số lượng xe cá nhân sẽ như thế nào?
- Phí hạn chế phương tiện chắc chắn có tác động hạn chế xe cá nhân, nhưng giảm bao nhiêu thì còn tính. Nếu có nhu cầu thực sự người dân vẫn chọn xe cá nhân, nhưng họ sẽ phải tính toán kỹ. Gia đình tôi hiện có ôtô song chỉ dùng để về quê, tôi thường đi làm bằng xe máy hoặc xe buýt. Đi ôtô bây giờ rất khó tìm chỗ đỗ.
- Chủ phương tiện đang phải đóng rất nhiều loại phí, ông nghĩ sao về ý kiến nhà nước đang đẩy gánh nặng cho người dân?
Theo đề xuất của Bộ Giao thông, sẽ thu phí một năm là 20 triệu đồng đối với ôtô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm3; 30 triệu đồng với ôtô có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 và 50 triệu đồng cho ôtô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3. Mức thu đối với xe môtô từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng một năm. Năm sau, mức phí tăng lũy tiến 5%.
- Hôm trước có người nhắn tin cho tôi rằng, nhà ông ấy vừa mua ôtô nên 3 xe máy để không, sắp tới có đánh phí bảo trì đường cả 4 xe? Cũng có người nhắn tin rằng, nhà họ có 4 ôtô, mỗi năm phải nộp mấy chục triệu đồng thì làm sao chịu được.
Hiện nay, kinh phí xây dựng đường bộ rất lớn, kinh phí bảo trì lại bằng 2/3 xây mới. Ví dụ xây một con đường mới mất 1.000 tỷ đồng thì phải bảo trì 700 tỷ đồng, nhà nước không có tiền, chỉ chi cho bảo trì 17 triệu đồng một km. Số tiền này chỉ đủ trả lương cho công nhân. Do vậy, người dân phải đóng góp bảo trì đường khi tham gia giao thông.
Với phí hạn chế phương tiện, nhà nước không phải là không cho người dân mua xe mà chỉ hạn chế phương tiện, để đảm bảo điều tiết an toàn giao thông. Hiện nay mỗi gia đình ở thành phố có tối thiểu 2 xe máy, như thế là đủ. Tới đây, chắc chắn đề án hạn chế phương tiện cá nhân sẽ phải xin ý kiến người dân và đưa ra Quốc hội quyết định.
- Chính phủ đã tính đến giải pháp thay thế xe cá nhân như thế nào khi tiến hành thu phí?
- Chính phủ mới phê duyệt chiến lược vận tải hành khách công cộng, riêng Hà Nội và TP HCM sẽ phát triển đồng bộ vận tải công cộng. Hai thành phố đã ùn tắc như thế này song phương tiện đăng ký mới vẫn tăng 15% mỗi năm. Trong 3 năm tới, sẽ tăng gấp đôi như bây giờ. Nếu không tiến hành thu phí ngay, với tốc độ tăng hiện nay chỉ 3 năm nữa, Hà Nội và TP HCM không còn chỗ để xe. Nếu 10 năm trước chúng ta đã thu các loại phí trên thì số lượng phương tiện không gia tăng như bây giờ.
Trao đổi với báo chí về đề nghị thu phí hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Chủ trương nào cũng có hai mặt, chúng ta phải lấy ý kiến nhân dân. Nhưng cũng thấy rằng, một nước mà có quá nhiều phương tiện trong khi tai nạn giao thông như vậy, chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu. Chúng tôi đang lấy ý kiến còn việc quyết định là Quốc hội".
Đoàn Loan

Phí lưu hành xe là 'rất nhân văn


Sau hơn một tiếng không ngủ vì cố gắng suy nghĩ về giá trị của phí lưu hành phương tiện giao thông, tôi thấy đề xuất của Bộ trưởng hay quá, đúng quá nhân văn quá. Độc giả Quang Minh nêu quan điểm.

Tôi mạo muội viết đôi dòng trao đổi cùng quý vị, biết đâu một vài quý vị sẽ thay đổi giống như tôi. Gần đây qua báo chí, chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều người thể hiện ý kiến không đồng tình với chủ trương thu phí lưu hành ôtô xe máy và phí đi vào nội đô đối với ôtô, xe máy của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Ban đầu, khi mới được đọc đề xuất của Bộ trưởng Thăng, tôi cũng sốc lắm, sốc vì không biết là mình có đủ tiềm lực tài chính để đóng góp một phần rất nhỏ cho công cuộc kiến thiết giao thông vận tải của Bộ trưởng hay không. Sau đó là chuyển sang tự giận mình không nghe lời vợ khi quyết tâm rút sổ tiết kiệm sắm bằng được chiếc xe Toyota Altis cũ hơn 300 triệu đồng để đưa đón vợ con đi chơi Tết này cho bằng chị bằng em, mà lại chót mua chiếc có động cơ 2.0 nên chắc sẽ phải đóng góp 40 triệu đồng rồi.
Vừa sốc vừa tự giận mình, tôi cũng muốn giống một số quý vị viết một vài dòng phản đối đề xuất của Bộ trưởng Thăng. Nhưng đêm qua tôi đã nghĩ lại.
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Đinh La Thăng khẳng đinh: “Thu phí là góp phần chống ùn tắc, một phần để đầu tư hạ tầng và giảm thiểu tác động môi trường. Vì mang lại lợi ích chung của cả đất nước thì không lẽ gì mọi người không chấp hành, tôi tin như vậy”. Ảnh: Hoàng Hà.
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Đinh La Thăng khẳng đinh: “Thu phí là góp phần chống ùn tắc, một phần để đầu tư hạ tầng và giảm thiểu tác động môi trường. Vì mang lại lợi ích chung của cả đất nước thì không lẽ gì mọi người không chấp hành, tôi tin như vậy”. Ảnh: Hoàng Hà.

Tính kinh tế

Đa phần chúng ta nghĩ rằng Bộ trưởng đã sai khi đề xuất thêm một loại phí lưu hành phương tiện giao thông, nói cho dễ hiểu là “Thuế đi đường”, trong khi người dân đã phải nộp rất nhiều loại phí, loại thuế khác. Nhưng tôi thì lại nghĩ Bộ trưởng không sai. Vì Bộ trưởng đã giải thích: mỗi loại phí/thuế phục vụ cho một mục đích khác nhau, và nếu lỡ có xảy ra trường hợp cùng phục vụ cho một mục đích thì do cái trước đó thu chưa đủ (mới chỉ được 75%) nên phải thu thêm cho nó đủ. Như vậy về mặt tính toán kinh tế là rõ rồi nhé, chưa đủ nên phải thu thêm vì đây là “giải pháp kinh tế” mà.

Tính định hướng

Thu để làm gì? Bộ trưởng Thăng cùng nhân viên của Bộ trưởng (ông Chánh Văn phòng Bộ GTVT) cũng đã trả lời rồi.
“Việc thu phí lưu hành có hai mục tiêu: giảm phương tiện cá nhân và dùng tiền thu phí đầu tư cho cải tạo, nâng cấp hạ tầng và giải pháp giảm ùn tắc, tai nạn. Đây là các giải pháp kinh tế quan trọng mà các nước đã làm rất lâu rồi. Nhiều nước như Anh, Thụy Điển còn áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông. Đây là giải pháp để đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Bởi những người đi ôtô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Người nghèo đi bằng phương tiện công cộng. Còn người có tiền đi xe máy, ôtô phải đóng góp để đầu tư hạ tầng.” Nói một cách ngắn gọn là thu để phục vụ cho dân, giúp dân đi đường thoáng hơn, đỡ bị tai nạn, đỡ bị về nhà muộn, ai cũng được công bằng khi đi trên đường.
Thưa quý vị, bây giờ ở Việt Nam chúng ta, khi quý vị đi ăn nhà hàng là đã xuất hiện văn hóa Tip, nói nôm na là gửi lại một chút tiền cho người phục vụ (cái này là học từ Văn hóa Mỹ, châu Âu). Vậy thì việc chúng ta được phục vụ như vậy lại không xứng đáng để chúng ta cố gắng bỏ thêm một chút tiền sao. Tôi chỉ băn khoăn một điều là với việc phải đóng gần 4 triệu đồng mỗi tháng chắc tôi sẽ phải cân nhắc việc lắp thêm biển “Ôtô Ôm” để kiếm thêm ít tiền, mà hình như việc này thì Thanh tra Giao thông lại chưa có quy định thu phí, may quá!

Tính phù hợp

Nhiều người phản đối Bộ trưởng Thăng nói rằng tại sao lại là người dân đóng, như vậy là Bộ trưởng chuyển gánh nặng cho dân. Nhưng tôi lại nghĩ Bộ trưởng làm như vậy là đúng, đừng có cãi.
Cơ quan nhà nước có làm ra tiền không? Không! Bởi đó là các tổ chức, thiết chế chính trị không có nhiệm vụ kinh doanh thì làm sao có tiền được. Doanh nghiệp nhà nước có làm ra tiền không? Đây là vấn đề vĩ mô có nhiều bài viết sâu sắc lắm, và hình như cũng có một vài ý kiến cho rằng giá mà với số vốn được giao họ đừng làm gì mà chỉ gửi ngân hàng thì có khi lại giữ được tiền.
Vậy thì ai kiếm ra tiền? Đích thị chỉ còn là người dân. Phí này để phục vụ người dân, người dân không đóng thì ai đóng. Hơn nữa, xin cũng đừng thắc mắc là tại sao xe công không phải đóng vì những người sử dụng xe công (trừ lái xe) đều là công bộc - người giúp việc - của dân, họ làm sao có tiền được. Mà việc của họ là phục vụ cho dân thì làm sao lại yêu cầu họ trả tiền cho việc mà dân hưởng được, ngược lại người dân còn phải trả tiền thêm cho họ mới phải ý chứ.

Tính tầm nhìn nhân văn

Nhiều người phê bình Bộ trưởng vì thấy Bộ trưởng cứ so sánh Việt Nam với Mỹ, với Anh, với Thụy Điển hay với Singapore, đó là những nước cực kỳ phát triển (nếu không muốn nói là phát triển nhất trong hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới). Ban đầu, tôi cũng không hiểu lắm nhưng sau mới thấy quả là ngành GTVT có tầm nhìn nhân văn sáng suốt.
Quý vị có thấy điện ảnh Việt Nam bây giờ toàn chiếu phim nhà lầu đẹp, xe hơi xịn, quần áo diễn viên đóng sinh viên nghèo thì toàn đồ hiệu giá trị bằng mấy năm thu nhập của người lao động. Ai đó cứ bảo sao phim Việt Nam giống phim Hàn Quốc thế, ban đầu thì nhất định phải éo le, căng thẳng rớt nước mắt sau đó là hạnh phúc trùng phùng, nhưng đó là Nhân văn vì ai chẳng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.
Rất nhiều tuyến đường ở Hà Nội thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc thế này. Ảnh: Hoàng Hà.
Rất nhiều tuyến đường ở Hà Nội thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc thế này. Ảnh: Hoàng Hà.
Tôi thấy điều này rất giống các đề xuất của Bộ trưởng. Ông lo cho người dân từ chỗ để xe, ai mà không có giấy chứng nhận chỗ để xe thì đừng có mua xe và đăng ký xe nhé, mua xong rồi là chuẩn bị rất nhiều tiền để đóng phí trước bạ, phí đeo biển xe, phí bảo hiểm bắt buộc, phí lưu hành, phí đi vào nội đô, phí gửi xe, phí bảo trì đường bộ qua xăng, phí đăng kiểm (chưa kể trước đó là giá xe đã bao gồm thuế GTGT và Thuế tiêu thụ đặc biệt rồi nhé): gian nan, vất vả chưa!
Nhưng không sao, nộp ngần đấy thuế và phí là ta được đi trên đường rồi. Mà đi trên đường thì có rất nhiều cái cần ta phải tập trung suy nghĩ để kịp thời hành động đối phó: đường xấu ổ gà, ổ voi này, đường tắc này, ý thức giao thông này v.v. Và v.v: cao trào hồi hộp chưa! Rồi ta cũng về tới nhà gặp vợ đẹp, con ngoan, canh ngon, cơm dẻo: sung sướng, hạnh phúc chưa! Rõ ràng là cần phải theo gương cái đẹp, cái sang trọng nhé, đừng bắt người dân Việt Nam so sánh với Lào, với Haiti với Dimbabue làm gì, tội nghiệp người Việt Nam ra.

Tính hành động

Có người hỏi sao Bộ trưởng và các nhân viên sao không tham khảo ý kiến người dân, không có công trình nghiên cứu cấp nhà nước về ảnh hưởng của chính sách này tới người dân cũng như để đo lường hiệu quả của giải pháp. Bộ trưởng trả lời Bộ trưởng là con người của hành động, mà hành động thì không có nghĩa là không làm gì. Đúng quá đi chứ!
Thế này nhé nếu hành động thu phí được thông qua, tất cả mọi người đi đường phải nộp tiền, sau đó các vấn nạn giao thông giảm đi, mọi người sẽ phải thừa nhận là ngành giao thông quyết đoán, có tầm nhìn.
Còn nếu không giảm được vấn nạn tắc đường chứ gì, thì giải pháp này cũng đã chứng mình rất rõ ràng một chân lý: “không phải thu phí thì giảm được ách tắc giao thông và phương tiện cá nhân. Lúc đó, ngành giao thông sẽ nghĩ ra phương án, giải pháp khác (ví dụ: thu phí lưu hành đối với xe công, xe bus vì biết đâu các cán bộ giao thông lại chứng minh được rằng đó mới là phương tiện gây nên tắc đường;
Hoặc: Phải thu phí cực cao mới sửa được đường và hạn chế ô tô ra đường ví dụ xe 300 triệu thu luôn 1 tỷ, xe 500 triệu thu 2 tỷ và xe trên 1 tỷ thì thu luôn 10 tỷ cho cái hội có tiền sợ mà không dám mua xe luôn. Nếu vậy thì nghĩ cũng tội cho những người làm công ăn lương, tích cóp năm bảy năm trời mua được cái xe cũ như tôi, nhưng thôi cũng vì sự nghiệp chung, cho nó thăng luôn).
Tóm lại: thất bại là mẹ đẻ của thành công, thực tiễn là thầy dạy của lý thuyết, được thì được mà không được thì coi là tập thể dục, kiểu gì cũng có tác dụng. Tôi mới chỉ nghĩ được vài ba tính đúng đắn về đề xuất của Bộ trưởng Thăng, nhưng nhất định tôi sẽ ủng hộ Bộ trưởng đến cùng vì tôi hiểu được những điều Bộ trưởng đã, đang đề xuất hoặc thực hiện là vì người dân mà tôi cũng là một người ở trong đó.
Cảm ơn Bộ trưởng rất nhiều.
Quang Minh

Mơ không phải bán xe vì phí lưu hành

Mơ có xe rồi lại phải bán xe

"Do không đủ tiền đóng phí lưu hành 20 triệu đồng một năm theo đề xuất của bộ Giao thông vận tải và 20 triệu đồng một năm tiền đặt cọc phương tiện tại ngân hàng theo đề xuất của Bộ Công an. Cần bán ôtô gấp. Giá cả thương lượng sau khi xem xe, liên hệ: 0913........ Xem xe ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ".
Chẳng mấy mà những tin rao vặt này sẽ đầy rẫy trên các trang mua bán. Cũng đúng thôi, dân mình đã nghèo chiến tranh liên miên vừa mới ngày nào còn đói ăn, thiếu mặc. GDP vừa mới 50 - 100 Obama nay mới nhúc nhích lên được cỡ 500 Obama. Những đại gia tư bản thì chả dám nói đến nhưng loại nhàng nhàng rau dưa công chức lương ba đồng ba cọc hay kinh doanh vừa và nhỏ như mình thì chém 360 ngày không hết.

Việt Nam - Ôi những con đường đau khổ

Đường phố Hà Nội thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc. Ảnh: Tiến Dũng
Lương trên 5 triệu à? Thuế thu nhập đóng nhé. Loanh quanh tư vấn việc này kia, hoa hồng hợp đồng này trên triệu à, yêu nước mua vài ba cái xổ số may có mộ ông bà chôn ở núi Hàm Rồng trúng được cái giải an ủi giá trị trên triệu đồng à?
Em có mã số thuế cá nhân chưa? Chưa có à 20% thuế thu nhập nhé. May mà em có mã số thuế thu nhập cá nhân rồi nên chỉ nộp 10% thôi. Lưng em cứ oằn xuống vì con cái đi học, vì làm thêm, để kiếm được cái xe kín gió loại trên cả các loại cỏ. Những tưởng là đưa vợ con mỗi lần vê quê không bị cái bụi của "Việt Nam - ôi những con đường đau khổ" với tiến độ rùa với những lớp cấp phối bụi mù mịt mà chưa biết đến bao giờ được giải nhựa hay cái công nghệ gì tận bên Mỹ.
Cái công nghệ này nghe nói đến 25 Obama/m2 chả biết về mình là bao nhiêu mà sao lâu thế. Đường thì cứ bẩn và bụi. Hà Nội - Thái Nguyên = 70km, 10 năm trước đi xe máy có 1,5 giờ. 10 năm sau đi ôtô có hôm mất 5giờ còn trung bình là 2,5 giờ. Lẽ ra các hãng xe phải sản xuất cho VN các loại xe dung tích xi lanh nhỏ cho thích hợp với giá xăng ngất ngưởng và tốc độ thì rùa bò.

Trăm "dâu" đổ đầu người dân

Sáng nay mở mạng đọc lại thấy "Tư lệnh ngành" với các "bước đột phá quyết liệt" giáng cho quả đấm 20 triệu/năm cho phí lưu hành khiến em bị knock out hẳn rồi. Hôm trước cũng một vị "Phó tư lệnh ngành" đã bắt bọn công chức như em có ô tô là phải có 20 triệu đặt cọc trong tài khoản đã khiến em mờ mắt. Ôi, các vị Tư lệnh ngành ơi, các vị cứ đánh trận kiểu lên gối, xuống cằm, thọc mạng mỡ như thế này thì các vị làm gì có đối thủ. Các vị cứ nhè đám phương tiện cá nhân mà phải chảy máu mắt chúng em mới có được ra mà phang là sao? Bao nhiêu xe biển xanh, DA...hay còn gọi là xe công ấy liệu nó có không phải là nguyên nhân ùn tắc không mà chả thấy các vị đề cập gì vậy? Bao cấp thế là cùng!
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Đinh La Thăng khẳng đinh: “Thu phí là góp phần chống ùn tắc, một phần để đầu tư hạ tầng và giảm thiểu tác động môi trường. Vì mang lại lợi ích chung của cả đất nước thì không lẽ gì mọi người không chấp hành, tôi tin như vậy”. Ảnh: Hoàng Hà.
Kiếm ăn lương thiện như bọn em đã khó rồi các vị đừng khiến cho con chúng em cơm không có thịt và sữa không đủ uống là vì bố nó muốn con hay được về thăm ông bà hơn nhất là khi trời đông lạnh giá dưới 10 độ này. Một chiếc xe ra đường đã phải oằn lưng gánh đủ loại tiền rồi: trong xăng có phí giao thông, có trích quỹ bình ổn, mua xăng bọn em đâu có được mua chịu? Tiền tươi thóc thật cả đấy. Mua mà vẫn lo không biết có phải xăng tiêu chuẩn quốc gia không, đong có đủ không? Nồng độ Ethanol đạt yêu cầu để không bị cháy bất ngờ. Có đến cả trăm xe cháy bất ngờ thì có đến hơn nửa không ai tìm được nguyên nhân mà cũng chả ai nhận trách nhiệm. Quả bóng trách nhiệm công nhận là tròn, tròn như trái đất này là của chúng mình ý.
Đi đường qua cầu phà nào mà chả mua vé nộp tiền như ai, đỗ chỗ nào đường thì của chung đấy nhưng chị nhận khoán rồi thôi em cứ nộp cho chị đi. Rắn mặt thì 10.000, không thì 20.000 hay lớn hơn nữa, ngay cái chuyện thu phí dừng đỗ này cũng vô tội vạ lắm Tư lệnh ngành ạ.

Ùn tắc do quy hoạch hay do cơ sở hạ tầng?

Em muốn làm giàu nhưng em cũng ước là em nghèo lắm để em được đi các phương tiện công cộng của ngài lắm để em được hưởng cái sự công bằng xã hội theo như đột phá của Tư lệnh. Nhưng giấc mơ nghèo của em vỡ vụn vì em lại phải tỉnh dậy khi hôm này Hà Nội với cái rét 9 độ? Đường sắt trên cao hay xe điện à? 10 năm hay 20 năm nữa sẽ có? Tư lệnh trả lời hộ em với? Xe Bus à? Hôm này 5/01/2012 em vẫn phải 7 giờ ra khỏi nhà bằng chiếc Wave để 7h30 em có mặt ở cơ quan. Xem ra cái phương án "không mới" là làm việc lệch giờ khó được áp dụng rồi. Nhìn những chiếc xe bus khổ ải đầy bụi bặm với người ken người mà em nản. Nói thật em không dám đi xe bus và cũng không dám lại gần xe bus vì nó đông, vì trên người em còn giấy tờ, tiền bạc đôi khi cả laptop nữa mà nạn móc túi hình như không thuyên giảm mà còn tăng nhất là dịp giáp Tết này và vì cơ cấu phanh của nó được chêm bằng cờ lê và buộc bằng dây thép?
Ùn tắc do quy hoạch hay do cơ sở hạ tầng. Ảnh: H.C.
Tư lệnh vẫn duy trì đi xe bus 01 lần /tuần (à quên 01 lần/tháng chứ?) Em học xây dựng tại Trường đại học Xây dựng khi mang câu hỏi về quy hoạch Hà Nội, quy hoạch giao thông ra hỏi các thầy kiến trúc và giao thông. Toàn những Giáo sư, Phó Giáo sư hàng đầu mà em có dịp được học và hỏi về kiến trúc và giao thông đều ngao ngán mà rằng: chưa bao giờ Hà Nội sử dụng những đồ án quy hoạch, hay những ý tưởng đóng góp của chúng tôi về quy hoạch xây dựng và giao thông. Có thầy còn nói là có một loại quy hoạch ở nước ta đó là quy hoạch vì những nhóm lợi ích. Phải chăng, đó là nỗi đau của các thầy hay của chính Hà Nội, TP HCM hay các đô thị khác và cả các công dân nữa chứ!!
Có một viện nghiên cứu cũng của Bộ GTVT đã cử kỹ sư xuống điều hành giao thông tại các nút vào giờ cao điểm và đã kết luận ùn tắc giao thông không phải do phương tiện mà là do hạ tầng giao thông và ý thức con người.

Xin đừng đưa ra quyết sách từ trong phòng điều hòa

Cảm ơn VNPT, Viettel, FPT hay những nhà mạng khác đã cho người dân mở cửa nhìn ra thế giới. Để biết GDP hàng năm của Anh, Pháp, Mỹ, Singapore hàng năm là bao nhiêu, để có những tấm hình về hạ tầng giao thông của họ, để biết giá trị đích thực của một chiếc xe là bao nhiêu và chủ xe phải nộp bao nhiêu phí để nó được lăn bánh và cả những cảnh ùn tắc hàng chục km nữa. Và cũng là căn cứ để có các bước đột phá mà các Tư lệnh ngành thường viện dẫn nước họ làm sao ta lại không làm... khôi hài thật!
Hàng năm, kiểm điểm cá nhân nào công chức chúng em cũng cam kết sống và làm việc theo pháp luật nhà nước vì chúng em yêu nước, yêu cuộc sống và yêu chính gia đình chúng em và yêu cả ô tô xe máy nữa chứ. Chúng em sẽ chấp hành nghiêm chỉnh toàn tâm toàn ý nếu như những quyết sách của các Tư lệnh ngành không xuất phát từ phòng có điều hòa nhiệt độ, phô tơi mềm mại và cả những phút "ngẫu hứng trên bàn giấy".
Ai cũng có giấc mơ và không ai có quyền đánh thuế bất kỳ giấc mơ của ai cả và em cũng đang nghĩ về giấc mơ xe hơi của em. Đêm nay đi ngủ, em sẽ mơ ngày mai em không phải bán xe! Hà Nội về chiều hình như xuống 8 độ!
Trịnh Xuân Nguyên-vnexpress